Lịch sử bắt đầu của đôi tất - vớ

Đã có ai kể cho bạn lịch sử của chúng chưa?

Nếu bạn chưa biết thì đôi bàn chân là nơi chống đỡ sức nặng của toàn bộ cơ thể, theo các số liệu nghiên cứu, chúng tiết ra khoảng 0,12 lít mồ hôi trong một ngày. Tất chân giúp thấm hút mồ hôi, khô ráo đôi chân, ngoài ra chúng còn có tác dụng giữ ấm, giúp hạn chế mắc các bệnh trong mùa lạnh.

Lịch sử bắt đầu

Từ tất chân (vớ) xuất phát từ tiếng Anh cổ (socc) nghĩa là một loại dép đi trong nhà, nó được bắt nguồn từ chữ Soccus trong tiếng La-tinh.

Tất chân đã phát triển qua nhiều thế kỷ, những mẫu sớm nhất được làm từ da động vật và buộc xung quanh cổ chân. Trong thế kỉ thứ 8 trước Công Nguyên, người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng tất làm từ lông động vật để giữ ấm đôi chân. Còn người La Mã lại sử dụng chất liệu là da hoặc lông động vật được thêu dệt kĩ càng.

Vào những năm 1000 sau Công Nguyên, đôi tất đã trở thành biểu tượng cho sức khỏe và sự quý phái.

Tất chân cùng sự phát triển của công nghệ dệt kim

Đến thế kỉ 16, máy dệt đầu tiên trên thế giới đã được Edmund CartWright phát minh vào năm 1785, giúp nâng cao hiệu suất công việc cao hơn 40 lần so với việc dệt bằng tay.

Thời gian sau đó, những phiên bản máy dêt liên tục được cải biến và nâng cấp. Một bước đột phá lớn khi đã sáng chế ra máy dệt kim tự động thả và thêm mũi khâu vào năm 1864, điều này khiến vải dệt kim trở nên vừa khít và dễ chịu với chân hơn.

Cải tiến chất liệu

Tất chân được tạo ra từ rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Một số chất liệu có thể kể đến như : cotton, nylon, lông cừu, sợi acrylic, sợi ppolyester, sợi olefin,…Để đôi tất nhẹ hơn, người ta sử dụng lụa, vải lanh, len casomia hay vải nỉ angora.

Chuyển biến lớn tiếp theo xảy ra vào năm 1938, là thời gian mà nylon được phát minh. Nylon tạo nên sự khởi đầu của việc trộn hai hay nhiều loại sợi trong quá trình sản xuất tất chân. Từ đó bắt đầu tạo nên một câu chuyện thần tiên hơn bao giờ hết đối với thế giới phụ kiện của nguời phụ nữ: bóng như lụa, mềm mịn như tơ nhân tạo nhưng khó bị thấm ướt hơn.


Ngày nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại đã có tạo ra nhiều hơn các chất liệu như tất nano, tất than hoạt tính,... Màu sắc cũng rất đa dạng, nhiều đôi tất còn kết hợp hoa văn, họa tiết rất lạ mắt.

Tất có nhiều kiểu dáng như:

  • Kiểu cổ điển với cổ cao đến đầu gối, thường dùng đi với giày da.
  • Kiểu thể thao với cổ ngắn, chỉ cao trên mắt cá một chút, thường dùng để đi với các loại giày thể thao,giày vải, giày bata,... dùng để tập thể dục, thể thao, đi dã ngoại, đi dạo phố,...
  • Kiểu thời trang thường có các kiểu đặc biệt như là các loại cực ngắn chưa đến mắt cá chân, nhiều màu sắc sặc sỡ, các kiểu phá cách như tất hình lưới,...
  • Các loại tất chuyên dụng nhằm phục vụ cho các yêu cầu sử dụng khác. Ví dụ: tất chống thấm nước, tất chịu nhiệt, chống cháy, chống axit,...

Tất được dùng để:

  • Đi vào bàn chân để giữ ấm, chống lạnh chân khi phải tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà vào mùa lạnh.
  • Đi kèm với các loại giày tránh đau chân và hạn chế hôi chân và làm thoải mái chân.
  • Thời trang, các loại tất thời trang làm tôn lên vẻ đẹp của người đi.
  • Sử dụng các loại tất chuyên dụng để đi trong những trường hợp đặc biệt như đi trong nước, vùng ẩm thấp, nơi có nhiệt độ can, trong xưởng hoá chất,...

< Trở lại